Showing posts with label Tác phẩm bạn bè. Show all posts
Showing posts with label Tác phẩm bạn bè. Show all posts

Friday, November 27, 2015

Nhà văn Xuân Đức:Không viết là thấy trống vắng

Nhà văn Xuân Đức:Không viết là thấy trống vắng

Tác giả : NGuyệt Hà- Báo Văn nghệ Công an.
 
Nhà văn Xuân Đức:Không viết là thấy trống vắng    
08:10 26/08/2015

Vừa qua, Bộ Công an đã tổ chức lễ tôn vinh 18 nhà văn có những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp bảo vệ An ninh Tổ quốc, trong đó có nhà văn Xuân Đức. Xuân Đức là nhà văn có nhiều mối "duyên nợ" với lực lượng Công an.

Từ những năm 80 của thế kỷ trước, tiểu thuyết "Người không mang họ" của ông đã nổi đình đám khắp trong Nam ngoài Bắc và từng đoạt giải thưởng văn học về đề tài "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" do Bộ Công an trao tặng năm 1995.
Không chỉ nổi danh với nhiều tiểu thuyết, nhà văn Xuân Đức còn là nhà biên kịch tài ba, với nhiều vở kịch nổi tiếng về đề tài chiến tranh và những vấn đề hậu chiến. Tại Liên hoan nghệ thuật sân khấu về "Hình tượng người chiến sĩ Công an" lần thứ III, nhà văn Xuân Đức được Ban tổ chức mời làm giám khảo và vở kịch "Dư chấn" của ông được Nhà hát kịch Việt Nam trình diễn tại Liên hoan đã xuất sắc đoạt Huy chương Vàng.
Nhà văn Xuân Đức dịp này khá bận rộn. Ông ra Hà Nội một công đôi ba việc: vừa dự Đại hội đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX lại vừa cấp tập làm việc với Ban tổ chức và Hội đồng Giám khảo Liên hoan sân khấu về "Hình tượng người chiến sĩ Công an". Bận rộn nhưng mà vui. Bỏ qua những điều tiếng xung quanh việc "bầu bán" thì Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam  là cơ hội quý để gặp gỡ, giao lưu, "tán gẫu" với những bạn văn trong cả nước mà ông hằng yêu quý.

Nhà văn Xuân Đức trong ngôi nhà riêng ở Huế.
Làm xong công việc quan trọng nhất là "bỏ phiếu", nhà văn Xuân Đức vội vã trở về với cương vị Giám khảo của mình trong buổi khai mạc Liên hoan sân khấu về "Hình tượng người chiến sĩ Công an". Rồi cứ thế làm việc liên miên ngày 3 buổi sáng, chiều, tối trong suốt 2 tuần lễ liền. Sân khấu là lĩnh vực mà ông dành nhiều tâm huyết, đam mê và trăn trở ngay từ những năm đầu cầm bút và cũng đem đến cho ông nhiều niềm vui, niềm tự hào. Nhà văn tâm sự rằng, suốt hơn 40 năm cầm bút, cho đến tận bây giờ, viết kịch bản sân khấu vẫn là cách ông trút vào đó những nỗi niềm tâm sự, những trăn trở lo âu và cả niềm hi vọng ở cuộc đời...
Nhà văn Xuân Đức cho biết, khi nhận được lời mời làm Giám khảo cho Liên hoan sân khấu về "Hình tượng người chiến sĩ Công an" ông cảm thấy rất vui và vinh dự. Ở Hà Nội hay Sài Gòn không thiếu người am tường về sân khấu nhưng Ban tổ chức đã lựa chọn ông từ mảnh đất Quảng Trị xa xôi đã phần nào thể hiện sự tin cậy, gửi gắm cũng như sự ghi nhận với những đóng góp trước đây cũng như hiện nay của ông đối với nền sân khấu nước nhà: Nhà văn Xuân Đức từng được trao giải thưởng Hồ Chí Minh cho kịch bản "Tổ quốc" viết chung với Đào Hồng Cẩm và đến nay có trên 50 kịch bản sân khấu đã được dàn dựng, trong đó có hàng chục vở diễn từng gây tiếng vang và đoạt giải thưởng lớn là một con số vô cùng ấn tượng. Vì thế, dù lịch làm việc khá căng thẳng: mỗi ngày 2 suất diễn sáng và tối, buổi chiều lại họp Hội đồng Giám khảo trong suốt 2 tuần, nhưng ông vẫn cảm thấy đầy hứng khởi. Bởi ông cho rằng đề tài hình tượng người chiến sĩ Công an thực sự là một mảnh đất màu mỡ cho những người sáng tạo bao gồm cả biên kịch, đạo diễn và diễn viên.
Trong Liên hoan lần này, vở kịch "Dư chấn" của ông đã được Nhà hát Kịch Việt Nam dàn dựng để tham gia dự thi. Tuy nhiên, với cương vị là Giám khảo của Liên hoan nên ông không được tham gia chấm giải cho vở diễn của mình nhưng ông rất vui vì vở diễn đã được Hội đồng giám khảo, ban tổ chức đánh giá cao và trao Huy chương Vàng. Nhiều cá nhân thể hiện xuất sắc các vai diễn đã được trao những giải thưởng cao quý. Chia sẻ về niềm vui này, nhà văn Xuân Đức tâm sự: "Đây thực sự là một thành công ngoài mong đợi của tôi cũng như của các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam. Tôi cảm thấy rất vui, vì không ngờ mình lại có "duyên nợ" với ngành Công an đến thế!".
Mối "duyên nợ" mà nhà văn Xuân Đức nhắc tới ở đây bao gồm cả sức sống của tiểu thuyết "Người không mang họ" của ông ra đời cách đây đã hơn 20 năm. Tiểu thuyết này từng gây nên cơn sốt trong lĩnh vực xuất bản bởi sự hấp dẫn của câu chuyện cũng như hành trình phá án của lực lượng Công an nhân dân đối với băng nhóm trộm cướp do Trương Sỏi cầm đầu. Đặc biệt, sau khi tiểu thuyết được chuyển thể thành phim "Người không mang họ" (đạo diễn Long Vân) với sự tham gia của diễn viên điển trai Lý Hùng vào vai tên tướng cướp Trương Sỏi khiến khán giả thích thú thì tiểu thuyết này lại càng được nhiều người tìm đọc.
Có lẽ đây cũng chính là tiểu thuyết có lượng phát hành lớn nhất và được nhiều độc giả yêu thích nhất của nhà văn Xuân Đức. Tuy từng được trao giải A cho tác phẩm văn học về đề tài Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống, nhưng nhà văn Xuân Đức cũng không nghĩ rằng đến một ngày ông lại là một trong 18 nhà văn Việt Nam được vinh danh vì những đóng góp đặc biệt cho dòng văn học "Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống" của lực lượng Công an. Tên tuổi của ông được đặt bên cạnh những tên tuổi lớn của dòng văn học này như các cố nhà văn Hữu Mai, Lê Tri Kỷ và các nhà văn đương đại như Văn Phan, Ngôn Vĩnh, Hữu Ước, Nguyễn Quang Thiều, Trần Diễn... là một sự ghi nhận đáng kể của lực lượng Công an đối với tác phẩm "Người không mang họ" từng làm nên tên tuổi của ông một thời. Việc làm đầy tính tri ân này đã nhắc nhở Xuân Đức về sức mạnh, sức sống mạnh mẽ của một tác phẩm văn học một khi đã để lại dấu ấn trong lòng độc giả. Nhà văn Xuân Đức dự định sẽ ấp ủ để viết tiếp một tác phẩm văn học về đề tài này vào một ngày gần nhất. Nhưng vì sợ "nói trước bước không qua" nên nhà văn không tiết lộ gì thêm.
Nhà văn Xuân Đức từng là một người lính chiến khi chiến trường Quảng Trị đang vào hồi gay go quyết liệt nhất. Ban đầu bén duyên với văn chương qua những tiểu phẩm dựng cho đại đội rồi đến những kịch bản mang đậm màu sắc chiến tranh cách mạng như "Tổ quốc", "Cái chết chẳng dễ dàng gì", "Người mất tích" "Chứng chỉ thời gian", "Ám ảnh" và sau này đạt được những thành công vang dội ở thể loại tiểu thuyết với "Người không mang họ", "Cửa gió", "Tượng đồng đen một chân" Đặc biệt là "Bến đò xưa lặng lẽ" từng đoạt giải thưởng cao nhất  trong cuộc thi viết tiểu thuyết năm 2005 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đã đánh dấu sự trở lại của Xuân Đức với thể loại tiểu thuyết vốn được xem là sở trường của ông.
Tác phẩm "Bến đò xưa lặng lẽ" sau này cũng được chuyển thể thành phim truyền hình được nhiều người yêu thích. Chỉ chừng ấy thôi cũng đã đủ khẳng định nội lực mạnh mẽ của ngòi bút Xuân Đức. Ông luôn làm việc, luôn vận động, luôn đang viết dở một tác phẩm nào đó hay đang trong trạng thái tư duy về một tác phẩm nào đó sẽ ra đời trong tương lai. Ông tâm sự: "Viết lách là cái nghiệp mà tôi đã trót đeo mang. Về hưu rồi, đáng ra phải thong dong đi chơi bời, nhưng tôi vẫn thích được phiêu lưu trong thế giới của riêng mình. Cứ cậm cạch với cái máy tính, viết suốt ấy. Khi nào không viết gì là tôi lại thấy trống vắng!".
Có lẽ đúng như vậy, nhà văn Xuân Đức dường như đã viết không ngừng nghỉ suốt 40 năm qua. Từ khi còn là người lính, sau đó hoàn thành khóa học Trường viết văn Nguyễn Du (khóa 1) về công tác ở Nhà hát Kịch Quân đội nhưng lại "thường trú" ở Quảng Trị để còn tiện trồng ngô, trồng sắn mới đủ nuôi một đàn con, ông cũng vẫn viết hàng đêm. Đến năm 1990, ông chuyển ngành về làm lãnh đạo ở Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Trị (nay là Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Quảng Trị), dường như chưa bao giờ ông ngưng việc viết lách.
Người ta bảo, nhà văn phàm đã dính vào công việc quản lý hay quan chức là dễ "đứt gánh" với văn chương lắm. Nhưng với nhà văn Xuân Đức thì dường như là một ngoại lệ. Suốt 15 năm làm Phó Giám đốc rồi Giám đốc Sở kiêm Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị, công việc bận liên miên nhưng vẫn không cuốn được Xuân Đức ra khỏi "vòng xoáy" văn chương. Ông vẫn viết như... "bổ củi" kể cả khi còn làm việc đến lúc về hưu. Ông viết kịch bản sân khấu, kịch hát, viết truyện ngắn, tiểu thuyết, hứng lên còn làm cả thơ và sau này còn lấn sân sang cả lĩnh vực kịch bản phim truyền hình với các bộ phim dài tập về đề tài chiến tranh và hậu chiến như "Đối mặt", "Bến đò xưa lặng lẽ" và "Hận thù hóa giải" (hiện đang chiếu trên VTV1).
Là người nhiều ưu tư, trăn trở và lắm nỗi "khóc mướn thương vay", nên gương mặt nhà văn Xuân Đức tuổi 70 như in hằn những nỗi niềm này. Ông có thân hình gầy gò và gương mặt lúc nào cũng như đang suy tư, trăn trở. Nhà văn tâm sự, suốt cuộc đời gắn bó với mảnh đất Quảng Trị đầy nắng gió khắc nghiệt với những người dân lam lũ và những vết thương chiến tranh vẫn chưa thể lành, ông có quá nhiều dữ liệu, trải nghiệm để viết. Và cuối cùng, viết lách dường như là cách làm duy nhất hiệu quả để một người giàu tâm tư như ông giãi bày lòng mình với cuộc đời...
Nguyệt Hà
 
Nguồn: Báo Văn nghệ CA

Friday, November 13, 2015

DÒNG XOÁY

DÒNG XOÁY

                                     Truyện ngắn

                                             Trần Hữu Đạt

          Ông Hoàng và bà Thảo đã lấy nhau  gần 30 năm, nhưng vẫn không có mụn con nào. Người đi qua, kẻ đi lại xót xa: “Chà! Ông bà nhân đức cần cù thế, sao mà ông Trời vẫn không để mắt đến cho họ một mụn con… quả là bất công, phân chia không đều một tý nào”. Nhiều lần bà Thảo cũng đã khuyên ông: “Tìm chỗ nào đó gửi một đứa con, phòng khi già cả mà nhờ cậy. Hơn nữa khi cả hai lần lượt khuất núi, thì có người chăm lo hương khói và kế thừa cơ nghiệp.”

Saturday, October 17, 2015

Trần Bình - thao thiết một hồn quê

Tác giả: Xuân Đức

     ( Giới thiệu tập thơ: Ta về trả lại ngày xưa cũ của Trần Bình)  
        Hẳn nhiều người còn nhớ câu hát trong một ca khúc nổi tiếng thời chống Mỹ trên đất Quảng Trị "Tiếng trống trận từ Gio An vọng tới.." Gio An, một mảnh làng nhỏ âm thầm của miền tây Gio Linh-Quảng Trị, nơi có hệ thống giếng cổ là di tích văn hoá rất đặc sắc ghi dấu một thời phồn thịnh của người Chăm ở đất này. Trong lòng đồi đất đỏ ba-zan, những mạch nước ngầm trong ngần và trường cửu cứ lặng lẽ chảy ra, người dân địa phương gọi là nước mội. Nhiều thế kỷ trước, người Chăm đã biết xếp đá khoanh lại thành giếng quanh mội để lấy nước sinh hoạt và cấy lúa. Các nhà khảo cổ học gọi đó là những công trình thuỷ lợi "dẫn thuỷ nhập điền". Ở những mội nước đó có một loại rau cũng rất đặc biệt, nó chỉ sống được với khe nước trong veo chảy ra, chỉ cần vẩy chút bùn lên là rau sẽ chết. Đúng là rau sạch tuyệt đối. Rau ấy có tên là rau Liệt, hay còn gọi là xa-lách-xông...Trần Bình, tác giả tập thơ nhỏ này sinh ra, lớn lên và hiện vẫn đang sống lặng lẽ trong lòng mảnh làng ấy.

Thursday, October 15, 2015

Chân dung hay chân tướng nhà văn: TRẦN DẦN.


Tác giả: Nhật Tuấn


CHÂN DUNG HAY 'CHÂN TƯỚNG' NHÀ VĂN (KỲ 6)
          

Nếu nhà thơ Xuân Sách còn sống, tôi sẽ hỏi sao trong nhóm các nhà văn Nhân Văn Giai phẩm ông “vẽ chân dung” Trần Dần , Hoàng Cầm, Phùng Quán mà không vẽ Lê Đạt, vốn ăn đòn với “Bài thơ ghế đá” “đem bục công an đặt giữa tim người “, Phùng Cung, người viết phản kháng mạnh nhất trong cả nhóm.
Xuân Sách đã “quên”, giới phê bình cả trong và ngoài nước cũng chỉ nhất mực tôn vinh, đề cao hết cỡ “thủ lĩnh trong bóng tối “ – nói theo Phạm Thị Hoài – nhà văn , nhà thơ Trần Dần.

CHUYỆN TÌNH TRONG BÓNG ĐÊM


Tác giả: Thành Đạt


 Trăng lặn từ khi nào chả rõ, cơn gió quất ngược, làm cho da mặt càng thêm tê tái, cứng đờ.







 Gần 12 giờ khuya - cái giây phút của một ngày mới sắp bắt đầu. Nhưng dù có khuya đến mấy, thì Huỳnh vẫn phải về cho tới nhà, để còn kịp lót dạ gói mì tôm, rồi lăn ra ngủ, sáng mai kịp đi làm đúng giờ.







Nhờ cái bằng loại giỏi mà cách đây hơn 2 năm - khi vừa tốt nghiệp đại học y - anh được tuyển vào làm ở bệnh viện thành phố.

ĐẤT MŨI - Thơ


Tác giả: Đức Giao


      

    Đất mũi Cà Mau

          Những rừng đước

          Hò nhau

          Chạy ra biển



          Những bàn chân trần

          Lầm lũi

          Cần mẫn

          Bám rễ đước

          Vươn khơi



          Chiều nay

          Có một ngôi mộ còn tươi đất mới

          Nằm chênh vênh

          Giữa sóng nước

          Mây trời

                   

          Tổ Quốc ta ơi

          Ở nơi tận cùng đất nước

          Có một người

          Vừa nằm xuống

          Lẫn trong rừng đước



          Nắm xương

          Sẽ mọc lên cây đước

          Vươn khơi…



          Cà Mau, tháng 3/2015




 Đăng ngày 02/04/2015

Đầu năm khai đọc: chân dung văn học của Nhật Tuấn

Tác giả: Lão Trang


Đầu năm mới thiên hạ văn chương khai bút rầm rầm. Riêng mình lại khai đọc. Rất nhiều chuyện để đọc, trong đó có chuyện đàm tiếu xung quanh " cái hôn" với đôi câu đối rất "dối" của một vị cao nhân nọ..Nhưng nghĩ lại thật vớ vẩn. Chê cũng vớ vẩn vì là những việc chẳng cần nhọc sức để chê. Thanh minh bênh vực càng vớ vẩn hơn bởi cái thời buổi bữa nay chuyện trọng danh hơn trọng thực đã thành căn bệnh trầm kha rồi..Vậy khai đọc thứ gì đây?

TIẾNG LẦM XẦM TRONG HẦM NHÀ XÁC


Tác giả: Trần Hữu Đạt

Người ta đồn, người ta kể với nhau rằng: Tại một cái nhà xác của một bệnh viện nọ, thỉnh thoảng, trong những khoảng khắc thanh vắng, lại nghe thấy tiếng rầm rầm cầu khấn... phát ra.



          Thoạt đầu câu chuyện nghe có vẻ huyền hoặc không ai tin, nhưng lâu ngày cứ lan truyền và thêm thắt vào. Thành ra càng ngày, càng thêm bí hiểm và đợm vẻ huyền thoại. Tất nhiên có kẻ lại quả quyết rằng:

HAI CON CHÓ - truyện ngắn


Tác giả: Trần Hữu Đạt


         

          Biết là sếp mê chó bẹc lắm, nên anh lái xe quyết tâm tìm và dặn cho sếp được một giống chó như ý. Thấy hay hay, anh cũng bắt luôn một con về để nuôi.





Con chó của sếp lớn nhanh, phổng phao và rất tinh khôn. Ai trông thấy cũng lấy làm thích lắm. Ngày ngày, vợ và con gái sếp thường lấy xà bông tắm gội cho nó, rồi ôm vào lòng âu yếm, nựng như nựng trẻ con.

HỘI BẠN TÙ - Truyện ngắn


Tác giả:  Lê Nguyên Hồng




          Trong cuộc sống có vô khối Hội tự thành lập và tồn tại nghiễm nhiên. Đó là Hội những người cùng sở thích, như: “Hội uống bia”, “Hội đánh phỏm”, “ Hội câu cá”, “Hội đi bộ”, “Hội chống trộm chó”… Có những Hội nghe thật buồn cười như: “ Hội không sợ Su Tu” (ý nói không sợ sư tử - tức là vợ - Hội này khá đông, toàn đàn ông), “Hội vui là chính”, “ Hội rượu đứng”, “ Hội bảo vệ chị em”… Cuộc sống muôn màu nên xuất hiện các loại Hội rất đa dạng, kể cũng vui.

MUA CHỖ - truyện ngắn

Tác giả: Hữu Đạt
          
             Ở cơ quan, ông Quả là người có thâm niên cao nhất. Công tác lâu năm, lại thêm đức tính cần cù và chịu khó, hay giúp đỡ mọi người những khi cần thiết. Điều đặc biệt là ông không bao giờ tham gia bình luận về một ai đó khi họ vắng mặt, nên mọi người nể phục ông lắm.

TIẾNG RAO BÊN TƯỢNG NGUYỄN DU - Thơ


Tác giả: Nguyên Đức



Trưa hè  nắng rát Nghi Xuân
Nguyễn ngồi hóa tượng đầu trần đăm chiêu
Người đi, kẻ đến phiêu diêu
Mắt nheo theo dáng hai Kiều vẫn xuân
Kia anh họ Thúc tần ngần
Giám Sinh ngất ngưỡng, Sở Khanh ra vào...
Cách tường bỗng một tiếng rao:
"Ai bán...đơi...", ngọn gió lào bạt xiên       
Nguyễn nhỏm người: giọng quen quen
Tai nghiêng dõi gánh thuyền quyên chồng chềnh
Tiếng rao chốc một lại gần
Giọng Tú Bà, ắt mười phần chẳng sai
Lảnh la lãnh lót mồi chài:
"Ai tóc dài...ai tóc dài...bán nhanh..."

Nguyễn lặng người: tóc Kiều xanh
Sao không bán, phải bán mình chuộc cha
Tóc xưa cũng đắt lắm mà...
                         2014


 Đăng ngày 24/02/2014
Ý kiến về bài viết
  Gửi bởi: Lê Nguyên Hồng - 25/02/2014

"Tóc xưa cũng đắt lắm mà..."
Một đời Nguyễn cứ xót xa phận Kiều
Lời rao bên Tượng phiêu diêu
Thi hào ơi! có thấy chiều lả lơi?
Cuộc đời là một cuộc chơi
Phù vân trọn một kiếp người đỏ đen...

BIẾU SÁCH - Truyện cực ngắn

Tác giả: Nguyên Đức

          Giám đốc Sở tổ chức lễ ăn mừng nhà mới. Quan khách đông đủ. Nhiều nhất là anh em trong Sở, các phòng ở các huyện, các doanh nghiệp trực thuộc, các đối tác làm ăn. Cơm rượu từ trưa cho đến chiều. Vui. Mừng. Hân hoan. 7 giờ tối tan tiệc. Khách khứa vãn. Hai vợ chồng lên phòng ngủ, mở phong bì và đếm. Nói là hai vợ chồng mở phong bì nhưng thực ra chỉ có bà vợ là làm việc đó. Còn ông chồng ngồi hút thuốc, thả khói, tận hưởng niềm vui, tận hưởng cả niềm kiêu hãnh với vợ.
          10 giờ đêm, đếm xong, bà vợ trầm tư một hồi, rồi bỗng vỗ đùi đánh đét:
          - Còn thiếu một người. Đó là cái thằng mà anh luôn có ý nâng đỡ. Thằng Tuân được anh cho đi làm tiến sỹ nước ngoài mới về.
          Giám đốc thần người:
          - Lẽ nào lại thế. À mà đúng rồi. Hôm nay không nhìn thấy cái mặt nó đâu cả.
          Bỗng có tiếng chuông cổng reo. Thằng nào mà bây giờ mới thò mặt đến. Bà giúp việc chạy lên bẩm:
          - Có chú Tuân đến mừng.
          Giám đốc vênh mặt:
          - Bà thấy chưa? Tôi có nhìn người nhầm bao giờ. Bà xuống pha nước. Tôi xuống sau.
          Bà vợ tất tả xuống cầu thang. Nhìn thấy Tuân tay cầm cuốn sách dày cộp, bà bực mình, suýt nữa không cho vào. Rõ vớ vẫn. Mang sách đi mừng nhà mới. Nhưng rồi giữ phép lịch sự, bà mời Tuân vào, tuy chủ bụng, dứt khoát không pha trà. Giám đốc từ lầu xuống. Tuân thưa:
          - Biết anh thích sách. Mừng anh có nhà mới, thế nào cũng có giá sách mới, em biếu anh cuốn tiểu thuyết "Thăng tiến" của tác giả Nguyễn Trung.
          Bà vợ đứng lên. Giám đốc đứng lên. Tuân cũng đứng lên chào rồi về.
          Giám đốc vứt cuốn tiểu thuyết đang cầm trong tay xuống ghế. Cuốn sách bật lên, rơi xuống sàn nhà. Mấy đồng tiền giấy bay ra. Bà vợ vồ lấy cuốn tiểu thuyết: hóa ra kẹp giữa mỗi trang sách của cuốn tiểu thuyết "Thăng tiến" dày hơn 500 trang là một tờ trăm ngàn đồng. Giám đốc Sở vỗ vào vai vợ rồi hôn chụt một cái:
          - Bà thấy chưa. Thằng có học có khác.
                                                                     Trưa 13/11/2013

 Đăng ngày 17/02/2014
Ý kiến về bài viết
  Gửi bởi: Nguyên Hồng - 18/02/2014

Hiện thực lắm! Truyện Không dài, không cần lý giải mà vẫn nói được ý sâu xa của cái thời  tiền là số I, Kiến thức dẹp sang bên lề, Rất đau!
  Gửi bởi: Hồng Anh - 08/03/2014

Truyện ngắn nhưng vạch trần được lòng dạ của cặp vợ chồng quan tham thời hiện đại.Thật là chua xót trước sự bỉ ổi của họ.!
  Gửi bởi: huỳnh - 07/05/2014

Hay ở chỗ bất ngờ

Quà tết- truyện ngắn


Tác giả: Lê Văn Thê

         

Từ tối, bọn trẻ đã được báo, sáng mai đi nhận đậu. Chúng mừng lắm. Mấy đứa nhỏ hỏi chị:
  - Chừng được mấy hở chị?
  Khuya, chị nó vẫn còn thái gốc chuối nuôi heo. Như mọi lần bận việc, bị em hỏi, thế nào nó cũng gắt. Bây giờ  đang vui mừng, nó nói nhỏ cho hai em đủ nghe:

NHỮNG BẤT NGỜ THÚ VỊ- truyện ngắn


Tác giả: Lê Nguyên Hồng

    
 Còn một học kỳ cuối là ra trường. Đây là đợt đi thực tế làm luận văn tốt nghiệp. Linh quyết định đưa bạn trai cùng học trường Đại học Kinh tế Hà Nội về chơi nhà, cũng là để cho bố mẹ xem mặt. Quê Linh ở Tân Kỳ, một huyện thuộc vùng núi của tỉnh Nghệ An. Chàng trai cao ráo, nói giọng Hà Nội. Chỉ có màu da của nó cũng ngăm ngăm như da của Linh vậy. Bố mẹ ái ngại: "Con gái mình là dân nông thôn mà yêu con trai Hà Nội, không hợp hoàn cảnh và phong tục tập quán, rất khó cho cuộc sống sau này...". Linh là con gái út nên bố mẹ không muốn nó lấy chồng xa. Ông bà thoáng nghĩ trong bụng thế thôi. Nhìn hai đứa quấn quýt nhau, ông bà cũng rất yên tâm.

VỀ VỚI MIỀN TRUNG SAU CƠN BÃO SỐ 10


Tác giả: Nguyên Đức


         
"Đường về miền Trung, giông bão lấp lay, ngọn đèn xóm vắng vẫn thắp thâu đêm/ Mẹ ngồi khâu áo mai con đến trường, mẹ ngồi câu hát bụi bay giọt thương". Câu hát trong bài "Về miền Trung" của An Thuyên cứ day dứt trong lòng chúng tôi suốt con đường Trường Sơn dẫn về miền Trung sau cơn bão số 10, cơn bão gây thiệt hại nặng nề cho bốn tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, trong đó Quảng Bình là nặng nhất. Cùng cả nước Quảng Bình cũng đang trải qua những ngày đau thương tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà cầm quân tài ba, người con thân yêu của quê hương về cõi vĩnh hằng. Tổn thất chồng chất tổn thất, đau thương chồng chất đau thương. Bầu trời vẫn còn u ám sau cơn bão. Mưa vẫn trút từng cơn như khóc thương Đại tướng, khóc thương những người ra đi vì cơn bão.

TIẾC THƯƠNG VỊ ĐẠI TƯỚNG HUYỀN THOẠI


Tác giả: Thơ Lê Nguyên Hồng



(Kính cẩn trước Hương hồn Đại Tướng Võ Nguyên Giáp kính mến)

Từng thống lĩnh toàn quân diệt xâm lăng chấn động địa cầu
Cả thế giới nghiêng mình ngưỡng mộKhi nằm xuống thanh thản về bên Tiên TổVới quê nghèo đã một thời bữa cháo bữa rau...
Về lại chốn xưa nơi cắt rốn chôn nhau
Xa ngái một đời da diết giọng hò khoan Lệ ThủyVề với Kiến Giang, sông Gianh, Nhật Lệ...An nghỉ núi Rồng...đăm đắm biển Đông!
9/10/2013


 Đăng ngày 15/10/2013
Ý kiến về bài viết
  Gửi bởi: HỮU ĐẠT - 19/10/2013


Nhân ngày phụ nữ Việt Nam Cháu xin gửi lời chúc tới bác gái và các thành viên nữ gia đình. Chúc chị em Trúc Sơn Trang ngày càng vui khỏe, hạnh phúc.

  Gửi bởi: Trần Thị Trà My - 18/11/2013

Chào chú Xuân Đức!
Cháu là Trần Thị Trà My (số điện thoại: 0909865114), giáo viên trường THPT Tuyên Hóa, ở thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Hiện cháu đang học cao học chuyên ngành Văn học Việt Nam tại trường Đại học Vinh. Được Giáo sư Biện Minh Điền gợi ý về tiểu thuyết "Cửa gió", và  "Biến đò xưa lặng lẽ" của nhà văn Xuân Đức, cháu liền đến tất cả các hiệu sách có thể đến, từ Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Bình, Vinh... đến cả nhà sách trên mạng Vinabook, vẫn không tìm được hai cuốn tiểu thuyết này. Cháu bèn vào Google thì gặp được trang web của chú, cháu rất mừng!
Cháu đã có được những thông tin về chú và hai cuốn tiểu thuyết mình cần. Hiện tại cháu đọc xong cuốn tiểu thuyết Bến đò xưa lặng lẽ, và đang tiến hành đọc tiểu thuyết Cửa gió. Cháu thực sự bị lôi cuốn bởi lối kể chuyện về chiến tranh của chú, nhất là cuốn Bến đò xưa lặng lẽ. Cháu ấn tượng vô cùng với cách mà chú đưa người đọc từ hiện tại trở về với  chiến tranh bằng một giọng kể của người âm - Anh hồn Khảm một liệt sỹ đã hi sinh , và  thế rồi không gian thời bình, thời chiến của  Quảng Trị đan xen, với đầy đủ mọi sắc màu của cuộc sống... lối kể này cháu chưa thấy bao giờ, thật là độc đáo!
Cháu quyết định làm đề tài về tiểu thuyết của chú với tên đề tài là : "CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT XUÂN ĐỨC (QUA HAI TÁC PHẢM CỬA GIÓ VÀ BẾN ĐÒ XƯA LẶNG LẼ)'
Cháu rất cần sự giúp đỡ của chú!
Nếu được xin chú hãy liên lạc với cháu theo số điện thoại ở trên hoặc Email: tramyltp@gmail.com.
Cháu cám ơn chú, và mong sớm nhận được hồi âm...
Kính thư
Trần Thị Trà My

  Gửi bởi: Xuân Đức - 18/11/2013

Gửi cháu Trà Mi. Chú cảm ơn cháu đã đọc tác phẩm của chú. Chú rất sẵn lòng hỗ triợ cho cháu. Chúc cháu thành công.
Chú Xuân Đức. Điện thoại của CHÚ: 0983 405575

  Gửi bởi: Trần Thị Trà My - 20/11/2013

Cháu cám ơn Chú!
Cháu sẽ liên lạc với Chú theo số điện thoại này.

SUY NGẪM


Tác giả: Lê Nguyên Hồng
 (Thân mến tặng: Li, Đồng Hương, Hữu Đạt)

 I
"Tháng năm thơ thẩn đầy vơiNỗi niềm ở lại chờ người bên sông"      "Tái sinh" nguyện ước của lòngLàm sao lội ngược trái dòng thời gian?Sự đời muôn nẻo đa đoan Lời thơ như giọt lệ tràn tháng năm Nỗi niềm gửi lại xa xămTruân chuyên một kiếp trần gian bẽ bàngVí như có thật Thiên đàngCũng lui về bến đò ngang buổi đầuNắng mưa chẳng sợ cơ cầuTrắng tay   Trắng cả mái đầu       Vẫn vui...
II
Cuộc đời là áng phù vânPhấn tươi, son thắm cũng thành nhiêu khê.Đã từng lên ngựa xuống xeHào quang, tia chớp theo về hư vôGiật mình trong cuộc chen đuaLại về với bạn mò cua thuở nàoKiếp phong trần, phận thanh caoCũng là tròn-khuyết, đầy -hao, tỏ- mờVui - buồn, cao - thấp, được - thuaHết thì hoa nở, cuối mùa rụng rơi...
III
"Một mai nắng tắt bên đồiCó người quỳ gối khóc lời tiễn đưa"   Tháng năm là gió là mưaCó ai chống nỗi hơn thua vận trời?Biết mìnhThấu hiểu lòng ngườiChỉ vậy thôi Cũng thế thôiMới là...

 Đăng ngày 02/08/2013
Ý kiến về bài viết
  Gửi bởi: HỮU ĐẠT - 02/08/2013

Tháng năm thơ thẩn đầy vơiNỗi niềm ở lại chờ người bên sông"     
Tháng Mười tê tái cõi lòng

Nỗi buồn thăm thăm thẳm hư  không đong đầy.
Cảm ơn Lê Nguyên Hồng đã tặng bài thơ tuyệt vời

  Gửi bởi: li - 29/12/2013

Thơ của tác giả Nguyên Hồng, Hữu Đạt, ĐH...thật là hay.E cũng có facebook là: Tran Thi Van Hanh (e để hình hồi 19t mặc dù e đã gần...91t Cool )

TIÊN SƯ LŨ LÍNH LỆ


Tác giả: Truyện ngắn: Lê Nguyên Hồng


 
Chánh tổng quá bức xúc, trong lòng như có lửa. Ông ta đang lo lắng cực độ. Lần này lại phải tốn một khoản với quan trên mà chưa biết chuyện gì đằng sau nữa đây? Về phần cúng bái cầu tài cầu lộc, ông ta cũng đã lo chu tất, lễ lược đàng hoàng, có thầy giỏi cúng hẳn hoi, thế mà chuyện không may vẫn cứ xẩy ra? Nhưng ông vẫn tin,thế nào thần linh cũng độ trì, chuyện rủi cũng qua thôi. Các quan, vị nào chẳng chăm lo cúng bái để cầu mong giữ yên ghế ngồi? Ông ta trút giận vào cấp dưới. Bọn chúng nó làm việc thế nào mà chuyện ở địa bàn cứ bung bét đến tai quan trên? Chuyện không đùa. Đúng là một lũ tham ăn mà ngu, có ngày đi đứt như chơi. Chánh tổng triệu hai tên đứng đầu hai bộ phận là Tuần ty và Cai lệ đến phán, giọng gay gắt:

Hai truyện vui


Tác giả: Hữu Đạt


        BỊ LỪA 

Câu chuyện sau đây có lẽ thế hệ trẻ các bạn 8X, 9X khó hiểu, khó hình dung. Hoặc không thích lắm.

     Có vài anh thanh niên, đi ngang qua một cái giếng làng nọ, thấy vài ba cô gái đẹp đang múc nước, trêu nhau í ới.